Người dùng nhà tại Hà Nội cần biết danh sách những chung cư đang vi phạm PCCC sau đây
Hiện trên địa bàn TP Hà Nội mang hơn 50 chung cư đang vi phạm PCCC. Trong chậm triển khai mang 38/79 chung cư vi phạm PCCC được cảnh báo trong khoảng hồi tháng 6/2017 cho đến nay vẫn chưa giải quyết xong, và hơn chục chung cư vi phạm PCCC nảy sinh mới.
Ngày 26/6/2017, Văn phòng UBND TP Hà Nội đã ban hành Thông báo số 152/TB-VP truyền đạt kết luận của Phó Chủ tịch Thường trực UBND thành phố Nguyễn Văn Sửu tại cuộc họp về công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) đối với nhà chung cư cao tầng vi phạm quy định về PCCC trong lĩnh vực đầu tư xây dựng trên địa bàn thành phố.
Thông báo số 152/TB-VP cũng nêu ra danh sách 79 công trình nhà chung cư cao tầng vi phạm quy định về PCCC trong đầu tư xây dựng tính tới thời điểm 31/5/2017. Trong đó, có 78 công trình đã đưa vào hoạt động nhưng chưa được nghiệm thu về PCCC; 1 công trình đã thi công nhưng chưa được thẩm duyệt về PCCC.
Đáng chú ý, trong "danh sách đen" này xuất hiện rất nhiều những tên tuổi đình đám của làng bất động sản Hà Nội như Mường Thanh, Hải Phát, Vinaconex…
Tháp B văn phòng thuộc toà nhà hỗn hợp HH1 (ngõ 102 Trường Chinh, quận Đống Đa) là một trong những công trình hiện đang vi phạm PCCC tại Hà Nội. Ảnh: VnExpress.
Đứng đầu danh sách vi phạm là Tập đoàn Mường Thanh với 11 tòa nhà gồm: CT5, CT8, CT10 Thanh Trì; CT11 Kim Văn Kim Lũ; VP6 Linh Đàm; CT1, CT2, CT3, CT4, CT6 Xa La; trung tâm thương mại và căn hộ cao cấp Khu đô thị Xa La.
Tiếp theo là Công ty Đầu tư và Xây dựng số 1 Hà Nội (HICC1) với 5 tòa nhà vi phạm gồm: CT1A, CT1B, CT2A, CT2B – Khu đô thị mới Nghĩa Đô và dự án 2.6 Lê Văn Lương.
Phản hồi với chúng tôi, đại diện HICC1 khẳng định 4 tòa cao ốc CT1A, CT1B, CT2A và CT2B thuộc Khu đô thị mới Nghĩa Đô đều đã được cơ quan Cảnh sát PCCC Thành phố Hà Nội có văn bản xác nhận nghiệm thu PCCC hoặc đồng ý nghiệm thu PCCC.
CT1A
CT1B - CT2B
CT2A
Quý độc giả vui lòng click vào ảnh để xem hình với kích cỡ lớn hơn.
Kế tiếp là Coma 6 với 3 tòa vi phạm (CT1, CT2, CT3 dự án Dream Tower), Sông Đà Thăng Long với 2 tòa vi phạm (CT1 Usilk City và CT2 Văn Khê) vv…
Đối với các công trình này, Cảnh sát PCCC thành phố Hà Nội cho biết đã xử lý vi phạm hành chính theo quy định tại Điều 36 Nghị định 167/2013/NĐ-CP. Cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền cũng đã ban hành các quyết định tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động đối với một số hạng mục, công trình có nguy hiểm về cháy, nổ.
Tới ngày 16/10/2017, Cảnh sát PCCC Thành phố Hà Nội phát đi thông báo, tính đến thời điểm giữa tháng 10/2017 mới có có 21 trong số 79 công trình nêu trên chủ đầu tư đã khắc phục xong vi phạm PCCC và được cơ quan quản lý nhà nước về PCCC có thẩm quyền cấp văn bản xác nhận nghiệm thu về PCCC. Như vậy, vẫn còn 58/79 công trình chưa thực hiện xong việc khắc phục vi phạm PCCC. Bên cạnh đó, Cảnh sát PCCC Thành phố Hà Nội cũng công bố thêm 4 công trình chung cư cao tầng vi phạm về PCCC mới phát sinh.
Trong số 4 chung cư này, Cảnh sát PCCC Hà Nội đã xử phạt hành chính chủ đầu tư từ 60 triệu tới 103 triệu đồng và ban hành quyết định đình chỉ hoạt động 1 công trình đó là Tòa nhà hỗn hợp nhà ở kết hợp dịch vụ thương mại và văn phòng cho thuê ở phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân do Công ty Cổ phần bất động sản Hà Nội Sông Hồng làm chủ đầu tư.
Cảnh sát PC&CC thành phố Hà Nội cũng đã có văn bản gửi Tổng công ty Điện lực Thành phố Hà Nội và các đơn vị cung cấp nước không cấp điện, nước sử dụng cho tất cả công trình vi phạm PCCC nêu trên.
Đến ngày 15/01/2018, Cảnh sát PCCC Thành phố Hà Nội cho biết, trong danh sách 79 chung cư vi phạm PCCC trên địa bàn công bố hồi tháng 6/2017, vẫn còn 42 chung cư chưa thực hiện xong việc khắc phục vi phạm PCCC. Ngoài ra, Cảnh sát PC&CC thành phố Hà Nội còn phát hiện thêm 4 chung cư cao tầng vi phạm PCCC, chưa được cấp văn bản xác nhận nghiệm thu về PCCC đã đưa vào hoạt động.
Cảnh sát PCCC thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính các chủ đầu tư 4 chung cư trên với số tiền là 263 triệu đồng; đồng thời tạm đình chỉ hoạt động đối với 2 chung cư.
Ngày 13/3/2018, Cảnh sát PCCC Thành phố Hà Nội tiếp tục công bố đã kiểm tra và phát hiện 3 tòa nhà cao tầng trên địa bàn đã được Cục Cảnh sát PCCC và cứu hộ, cứu nạn (C66) cấp văn bản xác nhận nghiệm thu về PCCC. Nhưng thực tế các khu vực tầng khối đế, tầng kỹ thuật, tầng tum… của cả 3 tòa nhà này chưa được nghiệm thu về PCCC nhưng vẫn đưa vào hoạt động.
Cụ thể, công trình thứ nhất là nhà ăn tại khu vực phòng kỹ thuật tầng tum thuộc Trung tâm sản xuất phần mềm tin học nội địa và xuất khẩu (số 5, ngõ 82, đường Duy Tân, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy) thuộc chủ đầu tư là Công ty cổ phần thương mại công nghệ An Phát.
Công trình thứ hai là tầng 1 và 2 khối nhà N02 thuộc Trung tâm thương mại dịch vụ văn phòng và nhà ở cao tầng (số 87 Lĩnh Nam, quận Hoàng Mai) thuộc Công ty Cổ phần tư vấn đầu tư và thiết kế xây dựng Việt Nam.
Công trình thứ ba là tầng kỹ thuật (tầng K) thuộc Tòa nhà SDU (số 143 Trần Phú, quận Hà Đông) thuộc Công ty cổ phần đầu tư xây dựng và phát triển đô thị Sông Đà.
Mới đây nhất, ngày 27/3/2018, HĐND TP. Hà Nội đã tổ chức cuộc họp giám sát công tác quản lý, sử dụng nhà chung cư trên địa bàn thành phố.
Tại cuộc họp, Đại tá Lê Mạnh Tuấn, Phó giám đốc Sở cảnh sát PCCC Hà Nội cho hay, sau gần một năm đơn vị phát hiện, công khai danh sách 79 chung cư vi phạm các quy định về PCCC, đến nay đã có 41 công trình khắc phục vi phạm, được nghiệm thu và cho phép đưa vào sử dụng. Còn lại 38 chung cư vi phạm PCCC vẫn chưa được khắc phục sau gần 1 năm bị cảnh báo. Đa số chung cư vi phạm PCCC này đã cho người dân vào ở.
Trong số 38 chung cư vi phạm quy định về PCCC trên, có 26 toà nhà không thể khắc phục do liên quan đến kiến trúc, kết cấu. Sở cảnh sát PCCC tham mưu và chính quyền thành phố đã có văn bản kiến nghị Bộ Xây dựng hướng xử lý những chung cư này.
Về nguyên nhân các chung cư không đảm bảo quy định PCCC, ông Tuấn cho hay, đây là các toà nhà đưa vào sử dụng từ lâu, dù có hệ thống PCCC nhưng trong thời gian dài không duy trì, bảo dưỡng nên hầu hết khi kiểm tra đều không hoạt động; cũng có những toà nhà mà chủ đầu tư đã không chấp hành các quy định về PCCC ngay từ khi xây dựng.
Với các chung cư mới đưa vào sử dụng những năm gần đây, dù đã được nghiệm thu về PCCC, nhưng khi đưa vào hoạt động một thời gian, lực lượng chức năng đến kiểm tra lại thấy nảy sinh nhiều vấn đề.
Ngay sau đó, UBND thành phố Hà Nội đã có văn bản đề nghị Bộ Xây dựng, Bộ Công an giảm bớt một số yêu cầu quy chuẩn với 17 chung cư cao tầng vi phạm PCCC. 17 Chung cư này nằm trong danh sách 38 chung cư vi phạm PCCC đến nay vẫn chưa được khắc phục nêu trên.
Thành phố giải thích, trước năm 2011, ý thức chấp hành pháp luật PCCC của chủ đầu tư còn yếu kém, việc phối hợp giữa cơ quan quản lý nhà nước trong thẩm định, cấp phép xây dựng, thẩm duyệt thiết kế PCCC hạn chế. Nhiều chủ đầu tư đã không thực hiện yêu cầu về giao thông phục vụ chữa cháy, khoảng cách an toàn về PCCC, thiết kế thang bộ thoát nạn, hệ thống chống tụ khói công trình.
Lý giải việc đề xuất giảm bớt tiêu chuẩn PCCC, UBND thành phố cho biết, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn phòng cháy có nêu trong một số trường hợp riêng biệt, Bộ Xây dựng cho phép giảm bớt một số quy chuẩn đối với công trình cụ thể, khi có giải pháp thay thế và được sự thẩm duyệt bởi Cục Cảnh sát PCCC (Bộ Công an).
Dưới đây là danh sách 17 chung cư chưa đảm bảo an toàn PCCC được UBND Thành phố Hà Nội đề xuất hạ chuẩn PCCC:
1. Chung cư mini Bồ Đề, ngõ 193 Bồ Đề (Bồ Đề, Long Biên).
2. Khu nhà ở nhiều hộ gia đình số 76 Cự Lộc (Thượng Đình, Thanh Xuân).
3. Văn phòng cho thuê và để ở số 88 Tô Vĩnh Diện (Khương Trung, Thanh Xuân).
4. Chung cư cao tầng số 46/230 Lạc Trung (Thanh Lương, Hai Bà Trưng).
5. Tòa chung cư 89 Phùng Hưng (Phúc La, Hà Đông).
6. Khu nhà C, 9 tầng bán cho cán bộ, chiến sĩ công an huyện Gia Lâm(Thượng Thanh, Long Biên).
7. Tòa nhà C17- Bộ Công an, tổ 14 (Ngọc Thụy, Long Biên).
8. Nhà ở cho cán bộ, giáo viên Học viện Quốc tế - Bộ Công an (Thanh Liệt, Thanh Trì).
9. Tháp B văn phòng thuộc tòa nhà hỗn hợp HH1 ngõ 102 Trường Chinh (Phương Mai, Đống Đa).
10. Nhà ở cho cán bộ chiến sĩ, Tổng cục V - Bộ Công an (T6/08), khu đô thị Cổ Nhuế 1 (Bắc Từ Liêm).
11. Nhà chung cư 30 tầng BMM, khu Xa La (Phúc La, Hà Đông).
12. Tòa CT1 Xa La (Phúc La, Hà Đông).
13. Tòa CT2 Xa La (Phúc La, Hà Đông).
14. Tòa CT3 Xa La (Phúc La, Hà Đông).
15. Nhà chung cư CT4 (Phúc La, Hà Đông).
16. Trung tâm thương mại và căn hộ chung cư, thuộc khu đô thị Xa La (Phúc La, Hà Đông).
17. Trung tâm thương mại và nhà ở cao tầng, số 27 Lạc Trung (Vĩnh Tuy, Hai Bà Trưng).
Bên cạnh 38/79 chung cư vi phạm PCCC được công bố từ hồi tháng 6/2017 nhưng đến nay vẫn chưa khắc phục xong, đây là danh sách các tòa nhà cao tầng tại Hà Nội vi phạm PCCC phát sinh mới:
Danh sách các khu vực thuộc tòa nhà cao tầng chưa được nghiệm thu về PCCC đã đi vào hoạt động - Cảnh sát PCCC Hà Nội công bố ngày 13/3/2018.
Danh sách 4 chung cư vi phạm PCCC phát sinh mới được Cảnh sát PCCC Hà Nội công bố ngày 15/1/2018.
Dánh sách các chung cư vi phạm PCCC phát sinh mới được Cảnh sát PCCC Hà Nội công bố ngày 16/10/2017.
Nhận xét
Đăng nhận xét